Trong bối cảnh thoái trào của thị trường, VPB dự kiến mua lại cổ phiếu quỹ

03:05 | 06/11/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - mã VPB) vừa ra thông báo chốt ngày 18/11 là ngày đăng ký cuối cùng lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản với nội dung mua lại cổ phiếu quỹ và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
GEX công bố phương án giao dịch 12 triệu cổ phiếu quỹ ESPOGEX công bố phương án giao dịch 12 triệu cổ phiếu quỹ ESPO
MSB chào bán hơn 82,5 triệu cổ phiếu quỹMSB chào bán hơn 82,5 triệu cổ phiếu quỹ
Trong bối cảnh thoái trào của thị trường, VPB dự kiến mua lại cổ phiếu quỹ
Ảnh minh họa/ https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Theo văn bản của Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh, VPB dự kiến thực hiện việc lấy ý kiến cổ đông trong tháng 11/2022 với tỷ lệ 1:1.

Dù chưa có kế hoạch chi tiết nhưng dự định mua lại cổ phiếu quỹ của ngân hàng diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang tụt dốc. Trong đó, cổ phiếu VPB cũng giảm mạnh, khoảng 30%, so với vùng giá cuối năm 2021. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 4/11/2022, mỗi cổ phiếu VPB chỉ còn 16.950 đồng.

Việc mua lại cổ phiếu quỹ được lãnh đạo của Ngân hàng đánh giá là sẽ giúp tăng tính thanh khoản của cổ phiếu, mang lại lợi ích cho cổ đông khi thị trường bình ổn, vượt qua khủng hoảng.

Hiện nay, có hơn 6,7 tỷ cổ phiếu VPB được lưu hành trên sàn HOSE và thị giá vốn đạt hơn 113 nghìn tỷ đồng. Như vậy, VPB đã vượt HPG trở thành mã chứng khoán có số lượng cổ phiếu lưu hành lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Về kết quả kinh doanh, lợi nhuận sau thuế riêng lẻ của ngân hàng Quý 3/2022 là hơn 3.838 tỷ đồng, tăng hơn 1.428 tỷ đồng, tương đương 62,94% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Ngân hàng và các công ty con Quý 3/2022 là hơn 3.524 tỷ đồng, tăng hơn 1.381 tỷ đồng, tương đương 63,94% so với cùng kỳ.

Tính đến 30/9/2022, tổng tài sản của VPB tăng 9% so lên gần 595.902 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm mạnh 58% về mức 4.512 tỷ đồng, tiền gửi tại các TCTD khác giảm 20% về còn 31.114 tỷ đồng và cho vay khách hàng tăng 13% lên 402.647 tỷ đồng.

Tiền gửi khách hàng cũng tăng 15% lên hơn 277.422 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối tháng 9/2022, tổng nợ xấu của VPB tăng 24% so với đầu năm lên 20.192 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn chiếm hơn 5.679 tỷ đồng, gấp 2,8 lần. Tương ứng tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 4,57% đầu năm lên 5,02%.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Văn Hưng

vietinbank
ajinomoto