Tin thị trường: Giá dầu 2021 phụ thuộc OPEC+ và diễn biến Covid-19

11:00 | 25/01/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Theo Fitch, chính sách khai thác OPEC+ và diễn biến Covid-19 sẽ là 2 yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến giá dầu thế giới năm 2021, trong khi nguồn cung từ phía Mỹ (dầu đá phiến) vẫn sẽ bị hạn chế trong vòng 2-3 năm tới.
Chính quyền Tổng thống J. Biden tạm dừng cấp phép khoan dầu khíChính quyền Tổng thống J. Biden tạm dừng cấp phép khoan dầu khí
Tuần lễ mang tính Tuần lễ mang tính "quyết định" đối với thị trường dầu mỏ
Tin thị trường: Giá dầu 2021 phụ thuộc OPEC+ và diễn biến Covid-19

Hiệu ứng tích cực của vaccine sẽ chỉ bắt đầu phát huy tác dụng sau khi quy mô tiêm chủng đạt tỷ lệ nhất định, dự kiến từ quý 3/2021. Tỷ lệ tuân thủ hạn ngạch cắt giảm tháng 12/2020 đạt 99%, giảm 2% so với tháng 11/2020. Ủy ban Kỹ thuật OPEC+ (JTC) dự kiến nhóm họp định kỳ vào đầu tháng 2 tới.

Iran đã tăng kỷ lục sản lượng dầu của mình để chờ đợi sự trở lại của chính quyền mới của Nhà Trắng đối với "thỏa thuận hạt nhân" và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Các nhà chức trách Iran cho biết sẵn sàng đối thoại với tân Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, thỏa thuận mới có thể gặp nhiều trở ngại. Tehran dự kiến đạt mức sản lượng đã được phê duyệt trong 1-2 tháng. Thành viên của Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách Quốc hội Iran Jaafar Qaderi cho biết nước này có kế hoạch sản xuất 4,5 triệu thùng/ngày trong năm 2021, trong đó 2,3 triệu thùng dành cho xuất khẩu và 2,2 triệu thùng cho nhu cầu nội bộ. Iran đã tăng năng lực sản xuất tại các mỏ ở khu vực Tây Karun và sẽ tìm cách giành lại thị phần đã mất. Bất kể thỏa thuận mới có được ký kết với chính quyền Biden hay không, OPEC+ sẽ phải đối mặt với một thách thức lớn là đối phó với nguồn cung Iran trở lại lên tới 2,5 triệu thùng mỗi ngày, và rất có thể sẽ phải áp dụng cắt giảm sản lượng bổ sung để ngăn chặn sự sụt giảm giá. Các nhà xuất khẩu, hoạt động tích cực khi Iran chưa tham gia như Ả Rập Saudi, Nga và Iraq đã tăng nguồn cung sang các thị trường lớn như Trung Quốc và Ấn Độ. Sự cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu này sẽ chỉ ngày càng gay gắt thêm.

SOMO (Iraq) - nhà cung cấp dầu thô số 1 cho thị trường Ấn Độ năm 2020 cắt giảm đến 20% nguồn cung dầu thô Basra theo hợp đồng kỳ hạn đối với một số khách hàng trong năm 2021. Theo SOMO, công ty thực hiện cắt giảm với tất cả khách hàng châu Á. Động thái này liên quan đến cam kết tuân thủ và bù đắp đầy đủ hạn ngạch OPEC+ cũng như đảm bảo nguồn cung cho việc thực hiện cam kết 48 triệu thùng với Zhenhua Oil Corp (Trung Quốc) sau khi đã nhận 2,5 tỷ USD tiền ứng trước. Các nhà máy lọc dầu Ấn Độ đang chuẩn bị tăng công suất hoạt động đón đầu nhu cầu tiêu thụ phục hồi sẽ phải tìm kiếm nguồn thay thế trên thị trường.

NOC Libya đang tích cực tìm kiếm nguồn tài trợ từ các công ty dầu mỏ nước ngoài (Total, Eni và Repsol) cho việc sửa chữa, bảo trì cơ sở hạ tầng dầu khí đang trong trạng thái kiệt quệ sau nhiều năm nội chiến nếu bị chính phủ từ chối cấp kinh phí. Từ khi buộc phải đóng cửa đường ống bị rò rỉ vào ngày 16/1, sản lượng khai thác tại đây đã giảm khoảng 200.000 bpd. Đến ngày 23/1, công việc khắc phục sự cố đã hoàn thành, công suất vận chuyển 300.000 bpd sẽ phục hồi hoàn toàn trong 2 ngày tới. Đường ống dẫn dầu đến cảng Es Sider (447.000 bpd) lớn nhất đất nước có tuổi thọ 60 năm, hàng loạt các công trình hạ tầng dầu khí khác như bể chứa, trạm bơm và terminal cũng đang trong trạng thái hỏng bất cứ lúc nào với công suất khai thác 1,3 triệu bpd.

Viễn Đông

vietinbank
ajinomoto