Tin nhanh chứng khoán ngày 7/3: Thị trường điều chỉnh do áp lực từ nhóm cổ phiếu lớn

03:06 | 08/03/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Thị trường chứng khoán trong nước không nằm ngoài xu hướng điều chỉnh của thị trường chứng khoán quốc tế do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga -Ukraina và các biện pháp trừng phạt kinh tế của các nước phương Tây đối với Nga. Sắc đỏ hiện diện trong suốt phiên giao dịch do áp lực đến từ nhóm VN30 với nhiều mã lớn ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, xây dựng … cùng giảm điểm. Chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu hàng hoá cơ bản được hưởng lợi từ cuộc xung đột như: dầu khí, than, thép, phân bón … giao dịch khá tích cực nhưng không giúp thị trường thoát được phiên giảm điểm mạnh.

Nhận định phiên giao dịch ngày 7/3: Xu hướng chính của thị trường vẫn là đi ngang quanh vùng 1.510 điểmNhận định phiên giao dịch ngày 7/3: Xu hướng chính của thị trường vẫn là đi ngang quanh vùng 1.510 điểm

Tin nhanh chứng khoán ngày 4/3: Áp lực bán gia tăng về cuối phiên, VN Index may mắn giữ được sắc xanh nhẹTin nhanh chứng khoán ngày 4/3: Áp lực bán gia tăng về cuối phiên, VN Index may mắn giữ được sắc xanh nhẹ

Diễn biến phiên giao dịch

Phiên giao dịch đầu tuần ngày 7/3 mở cửa trong trạng thái bán ra mạnh của các cổ phiếu lớn. Sau phiên ATO, chỉ số VN Index đã nhanh chóng rơi xuống dưới mốc 1.495 điểm. Sau đó, đà giảm đã được thu hẹp nhưng tạm kết phiên sáng VN Index vẫn không thoát khỏi sắc đỏ.

Tin nhanh chứng khoán ngày 7/3: Thị trường điều chỉnh do áp lực từ nhóm cổ phiếu lớn
Thị trường điều chỉnh do áp lực từ nhóm cổ phiếu lớn/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Nhóm dầu khí tăng mạnh mẽ với thông tin về giá khí tăng mạnh do liên quan đến tình hình Nga và Ukraine. Theo đó, PLX, PVC, PCG, POS, BSR, GAS… tăng mạnh, thậm chí PVC, PVB, PVD… tăng trần. Bên cạnh đó, nhóm thép cũng tích cực với HPG, HSG, NKG, POM, SMC, VIS… tăng khá tốt, trong đó NKG có lúc tăng trần.

Sự tích cực của thị trường còn đến từ nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Hàng loạt mã tăng trần từ DCM, DPM, BFC, VAF, LAS, PSW, PMB… đến NBC, TVD, HLC, TC6, THT, TDN... Theo đó, độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên mua với 493 mã tăng và 398 mã giảm.

Trong khi đó, cổ phiếu bất động sản, xây dựng có sự phân hoá. Nếu như NVL VHM, PDR, DRH, CTD, KDH, QCG, NBB, KBC, IDJ, FCN, DIG, HHV… bị sắc đỏ lấn át thì CEO, L14, CII, FIR, LCG, TDC... lại tăng điểm.

Nhóm ngân hàng và chứng khoán là nguyên nhân chính khiến thị trường đỏ lửa. Nhóm ngân hàng chỉ có vài mã tăng điểm nhẹ, trong khi phần lớn giảm điểm. Trong đó TPB, ACB, HDB, LPB… giảm sâu. Nhóm chứng khoán chứng kiến HCM, VCI, VND, SSI, MBS, SHS, AGR, BVS… bị bán ra mạnh và giảm điểm.

Tạm dừng phiên sáng, VN Index giảm 1,33 điểm (-0,09%) xuống 1.504 điểm. HNX Index tăng 2,35 điểm (0,52%) lên 452,94 điểm. UPCoM Index tăng 0,12 điểm (0,11%) lên 113,41 điểm. Thanh khoản toàn thị trường ở mức trung bình với giá trị giao dịch 3 sàn đạt 22 nghìn tỷ đồng.

Phiên giao dịch chiều tiếp tục với diễn biến kém tích cực ở nhóm cổ phiếu trụ và sự thăng hoa của nhóm cổ phiếu nhỏ. Theo đó, VN Index liên tục rung lắc dưới mốc tham chiếu và kết phiên khi mất mốc 1.500 điểm với việc rổ VN30 tiếp tục bị bán mạnh khi có tới 22 mã giảm và chỉ 7 mã tăng.

Phiên chiều qua, độ rộng tiếp tục nghiêng về bên tăng điểm với 595 mã tăng và 470 mã giảm. Trong đó, khoảng 90 mã tăng trần là các cổ phiếu vừa và nhỏ. Sự thăng hoa của các cổ phiếu vừa và nhỏ tập trung chủ yếu ở nhóm dầu khí, than, phân bón, hóa chất, thép… Trong khi đó, các nhóm ngành gây áp lực xấu đến thị trường là ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, xây dựng, vận tải, bảo hiểm…

Thanh khoản tăng mạnh, theo đó phiên hôm nay giá trị giải ngân cả 3 sàn đạt tới 36 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên khối ngoại bán ròng hơn 1,4 nghìn tỷ đồng, lực bán tập trung vào FUEVFVND, NLG, VHM, NVL...

Trên HOSE, các mã GAS, HPG, GVR, PLX, EIB, DGC, DPM, DCM… là trụ đỡ chính cho VN Index. Ở chiều ngược lại, VHM, BID, MSN, SAB, CTG, ACB, VJC, TPB… là những mã làm mất đi điểm số nhiều nhất.

Sàn Hà Nội, PVS, HUT, LAS, IDC, PVC, TAR, OCH, HTP… mang về nhiều điểm số nhất cho HNX Index. Trong khi đó, THD, KSF, IPA, SHS, CEO, MBS, BAB, PVI… làm mất đi nhiều điểm số nhất.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/3, VN Index giảm 6,28 điểm (-0,42%) xuống 1.499,05 điểm với 207 mã tăng và 156 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 981,7 triệu đơn vị, giá trị hơn 31,4 nghìn tỷ đồng. HNX Index tăng 2,27 điểm (0,5%) lên 452,86 điểm với 160 mã tăng và 91 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 141,2 triệu đơn vị, giá trị gần 3,8 nghìn tỷ đồng. Upcom Index giảm 0,07 điểm (-0,06%) xuống 113,22 điểm với 228 mã tăng và 123 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 113,7 triệu đơn vị, giá trị hơn 2,6 nghìn tỷ đồng.

Nhận định phiên giao dịch ngày 8/3:

Phiên giảm điểm khá mạnh ngày 7/3 do sức ép đến từ nhóm VN30 đã đẩy chỉ số xuống dưới mốc hỗ trợ 1.500 điểm. Tuy nhiên đã không có hiện tượng bán tháo mà nguyên nhân chủ yếu do yếu tố tâm lý đến từ việc giảm điểm của các thị trường chứng khoán châu á có cùng giờ giao dịch dẫn đến áp lực chốt lời mạnh từ nhóm cổ phiếu lớn. Tuy nhiên VN Index vẫn đứng trên đường hỗ trợ MA50 và áp sát mốc 1.500điểm chứng tỏ lực mua vẫn nâng đỡ tốt cho chỉ số. Như vậy xu hướng thị trường trong ngắn hạn vẫn là đi ngang quanh vùng 1.500 – 1.510 điểm .

Phiên giao dịch ngày 8/3 được nhận định thị trường sẽ phục hồi nhẹ nhờ sự nâng đỡ của dòng tiền và chỉ số sẽ chinh phục lại mốc 1.500 điểm. Các nhà đầu tư có thể tận dụng các nhịp rung lắc để mở vị thế mua với khối lượng nhỏ, ưu tiên các mã ngành được hưởng lợi từ cuộc xung đột Nga - Ukraina.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Văn Hưng

vietinbank
ajinomoto