Tin nhanh chứng khoán ngày 5/1/2022: Áp lực bán ra tăng trong phiên chiều, VN Index quay đầu giảm nhẹ. FLC toả sáng, chuyển sắc tím

03:06 | 06/01/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Phiên giao dịch sáng 5/1 diễn ra khá tích cực, thị trường nối tiếp đà tăng của phiên trước đó với sắc xanh chiếm ưu thế ở nhiều nhóm ngành. Tuy nhiên áp lực bán ra tăng mạnh trong phiên chiều từ nhóm cổ phiếu lớn, nhóm ngân hàng và chứng khoán khiến chỉ số quay đầu giảm điểm nhẹ khi chốt phiên. Điểm đáng chú ý của phiên giao dịch là dòng cổ phiếu bất động sản, hạ tầng … với nhiều mã tăng hết biên độ. Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu FLC giao dịch khá tích cực với FLC, ROS chuyển sắc tím.

Tin nhanh chứng khoán ngày 4/1/2022: Thị trường khởi sắc, VN Index nhẹ nhàng vượt mốc 1.500 điểm và xác lập các đỉnh lịch sử mớiTin nhanh chứng khoán ngày 4/1/2022: Thị trường khởi sắc, VN Index nhẹ nhàng vượt mốc 1.500 điểm và xác lập các đỉnh lịch sử mới

Nhận định phiên giao dịch ngày 4/1/2022: VN Index tiếp tục thử thách mốc 1.500 điểmNhận định phiên giao dịch ngày 4/1/2022: VN Index tiếp tục thử thách mốc 1.500 điểm

Diễn biến phiên giao dịch:

Tiếp đà thăng hoa của phiên trước, phiên giao dịch ngày 5/1 lại mở cửa trong sự hứng khởi của các nhà đầu tư. Lực mua mạnh đã kéo chỉ số VN Index nhanh chóng vượt mốc 1.530 điểm. Tuy nhiên, cũng từ đây thị trường gặp lực cản mạnh khiến chỉ số không thể bứt phá thêm nữa.

Tin nhanh chứng khoán ngày 5/1/2022: Áp lực bán ra tăng trong phiên chiều, VN Index quay đầu giảm nhẹ. FLC toả sáng, chuyển sắc tím
Nhóm cổ phiếu FLC giao dịch khá tích cực với FLC, ROS chuyển sắc tím/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Phiên sáng, nhóm cổ phiếu bất động sản, dầu khí vẫn là tâm điểm của thị trường với hàng loạt mã tăng mạnh. Từ DRH, FCN, LDG, DIG, QCG, NVT, VPH... cho đến GAS, POW, PLX, BSR, OIL, PVS… đều tăng điểm. Ngoài ra, nhóm thủy sản cũng hút được dòng tiền với CMX tăng trần, VHC + 6,8%, ANV + 5,57%...

Tuy nhiên, nhóm ngân hàng, chứng khoán, thép lại bị chững lại. Ở nhóm ngân hàng, ngoài một số sắc xanh từ VCB, STB, CTG, VIB, EIB, NVB… còn lại đa phần đều giảm điểm. Nhóm chứng khoán cũng khá lình xình khi các mã lớn như SSI, VND, HCM, VCI… tăng nhẹ, còn lại cũng khá nhiều mã giảm điểm. Nhóm thép cũng phân hóa bất chấp các mã lớn HPG, NKG, HSG tăng nhẹ.

Tạm dừng phiên sáng, VN Index tăng 8,95 điểm (0,59%), lên 1.534,53 điểm với 232 mã tăng và 199 mã giảm. HNX Index tăng 5,56 điểm (1,17%) lên 479,66 điểm với 100 mã tăng và 128 mã giảm. Upcom Index tăng 0,15 điểm (+0,13%) lên 113,87 điểm. Thanh khoản toàn thị trường cũng khá tốt với hơn 23,4 nghìn tỷ đồng, riêng HOSE đạt hơn 19,2 nghìn tỷ.

Phiên giao dịch chiều diễn ra với nhiều rung lắc. Sau khi không thể vươn đến vùng 1.540 điểm thì lực bán bung ra mạnh mẽ đã kéo chỉ số VN Index đi xuống và kết phiên trong sắc đỏ. Nguyên nhân giảm điểm đến chủ yếu từ rổ VN30 khi có 19 mã giảm và chỉ 10 mã tăng. Theo đó, chỉ số VN30 Index đã mất tới gần 13 điểm khi kết phiên.

Trong phiên chiều, nhóm ngân hàng tiếp tục bị bán mạnh. Ngoài một số ngoại lệ như NVB tăng trần, STB, EIB, ABB tăng nhẹ thì phần lớn đều giảm điểm như BVB, MSB, SHB, ACB, HDB, TPB, OCB, VBB, VPB… Nhóm chứng khoán cũng tương tự, khi chỉ có CSI tăng trần với khối lượng giao dịch không đáng kể, CTS + 4,4%, hay ART, BSI, SHS… tăng nhẹ, còn lại khá nhiều cổ phiếu khác giảm điểm. Nhóm thép cũng ảm đạm hơn phiên sáng khi chỉ còn HPG giữ được sắc xanh nhẹ, còn HSG và NKG đều giảm điểm.

Trong khi đó, nhóm bất động sản, xây dựng vẫn giữ được phong độ với DRH, DIG, LDG, QCG, VPH, NVT tăng hết biên độ. Đặc biệt, cặp đôi FLC và ROS cũng khoe sắc tím với thanh khoản vượt trội, dẫn đầu thị trường.

Độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về bên tăng điểm với 541 mã tăng và 519 mã giảm. Tuy nhiên, nếu chỉ tính riêng 2 sàn HOSE và HNX thì độ rộng lại nghiêng nhẹ về bên giảm điểm. Ngoài ra, thanh khoản toàn thị trường cũng tích cực với gần 40 nghìn tỷ đồng. Về khối ngoại, các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng gần 200 tỷ đồng trên cả 3 sàn, tập trung vào MSN, VNM, GEX, KBC… Chiều mua ròng tập trung vào VHM, CTG, GAS…

Tác động tích cực nhất đến VN Index là GAS, VRE, DIG, GVR, SAB, VCG, HNG, FLC… Trong khi đó, MSN, VHM, VCB, VIC, VPB, ACB, BID, VJC… làm mất nhiều điểm số nhất.

Trên sàn Hà Nội, CEO, NVB, KSF, THD, L14, VIF, SHS, VCS… là động lực chính của HNX Index. Chiều ngược lại, APS, IPA, API, IDC, HUT, IDJ, VNT, MVB… lấy đi nhiều điểm số nhất.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/1, VN Index giảm 3,08 điểm (-0,2%) xuống 1.522,5 điểm, với 221 mã tăng và 240 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 1.058,5 triệu đơn vị, giá trị gần 33 nghìn tỷ đồng. HNX Index tăng 6,26 điểm (1,32%) lên 480,36 điểm, với 111 mã tăng và 130 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 137,6 triệu đơn vị, giá trị hơn 4 nghìn tỷ đồng. UPCoM Index tăng 0,53 điểm (0,47%) lên 114,24 điểm, với 209 mã tăng và 149 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 120,7 triệu đơn vị, giá trị hơn 2,8 nghìn tỷ đồng.

Nhận định phiên giao dịch ngày 6/1 :

Sau phiên tăng điểm tích cực trước đó nhờ các thông tin vĩ mô về gói kích thích kinh tế hậu Covid -19 đã giúp VN Index xác lập các mốc lịch sử mới. Phiên giao dịch ngày 5/1 diễn ra khá thận trọng, VN Index vẫn duy trì được sắc xanh trong phiên sáng và quay đầu giảm điểm nhẹ khi kết phiên chiều do áp lực chốt lời gia tăng mạnh từ nhóm cổ phiếu trụ, nhóm ngân hàng và chứng khoán. Việc thị trường điều chỉnh nhẹ trong phiên (5/1) là rất dễ hiểu do thị trường cần một vài phiên tích lũy để lấp Gap tăng mạnh trước đó.

Phiên giao dịch ngày 6/1 được nhận định thị trường sẽ vận động trong phạm vị hẹp và sẽ có nhiều rung lắc do áp lực bán luôn hiện hữu. Các nhà đầu tư có thể tận dụng các nhịp rung lắc để cơ cấu lại danh mục cổ phiếu phù hợp với giai đoạn thị trường hiện nay. Lưu ý tránh việc mua đuổi trong các nhịp tăng của thị trường.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Văn Hưng