Tin nhanh chứng khoán ngày 3/2: Thanh khoản tiếp tục giảm

16:27 | 03/02/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Thị trường tiếp tục rung lắc và chốt phiên với sắc đỏ nhẹ. Trong đó, thanh khoản tiếp tục giảm khi chỉ còn gần 12 nghìn tỷ đồng được giải ngân. Sự chú ý của các nhà đầu tư đổ dồn về nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ với nhiều mã tăng tốt.
Tin nhanh chứng khoán ngày 2/2: Nhóm cổ phiếu than tăng mạnhTin nhanh chứng khoán ngày 2/2: Nhóm cổ phiếu than tăng mạnh
Nhận định phiên giao dịch ngày 3/2: Thị trường sẽ sớm tìm được điểm cân bằngNhận định phiên giao dịch ngày 3/2: Thị trường sẽ sớm tìm được điểm cân bằng

Sự thận trọng tiếp tục bao trùm phiên giao dịch ngày 3/2, mặc dù mở cửa trong sắc xanh nhẹ nhưng dòng tiền tiếp tục đổ vào nhỏ giọt khiến động lực tăng rất hạn chế. Theo đó, chỉ số chủ yếu rung lắc quanh tham chiếu suốt cả phiên sáng. Đến phiên chiều, lực bán mạnh hơn đã đẩy chỉ số giảm khá sâu, tuy nhiên khi chạm đường MA20, tương đương mốc hỗ trợ 1.070 điểm, VN Index đã bật trở lại và kết phiên với mức giảm nhẹ.

Tại sàn Hà Nội, nhịp đập của chỉ số cũng tương tự với VN Index khi phiên chiều có lúc giảm khá mạnh và kịp lùi về gần tham chiếu vào cuối phiên. Trong khi đó, sàn UPCoM khá tích cực với việc chỉ số rung lắc nhẹ trên tham chiếu trong suốt phiên giao dịch.

Tin nhanh chứng khoán ngày 3/2: Thanh khoản tiếp tục giảm
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Khép lại phiên giao dịch, VN Index giảm 0,44 điểm (-0,04%) còn 1.077,15 điểm với 185 mã tăng và 216 mã giảm. HNX Index giảm 0,03 điểm (-0,01%) còn 215,28 điểm với 79 mã tăng và 82 mã giảm. UPCoM Index tăng 0,66 điểm (+0,88%) lên 75,54 điểm với 155 mã tăng và 146 mã giảm.

Thị trường, về cơ bản, khá cân bằng với số mã giảm và tăng không chênh lệch nhau nhiều, ngay cả rổ VN30 cũng có 14 mã tăng và 16 mã giảm. Tuy nhiên, việc một số quỹ ETF tiến hành cơ cấu danh mục định kỳ nên nhiều cổ phiếu lớn và vừa giảm khá sâu khiến thị trường có phiên giảm nhẹ.

Cụ thể, GAS -1,7%, SSB -4,9%, TCB -3,2%, MWG -4,2%, FPT -2,2%, ACB -2%, MBB -1,9%, VJC -2,6%… là những mã tác động tiêu cực nhất đến VN Index. Ngược lại, VCB +2,7%, SAB +2,8%, VIB +3%, NVL +5,3%, PLX +3%, BID +0,5%, VHM +0,4%, OCB +3,2%… là trụ đỡ chính của chỉ số, riêng VCB mang về tới 2,83 điểm, vượt trội các mã còn lại.

Về các nhóm ngành, các nhóm dẫn dắt thị trường đều ít biến động. Nhóm ngân hàng có 10 mã tăng, 13 mã giảm và 5 mã đứng giá, chỉ số chung của ngành +0,17%. Nhóm chứng khoán có tới 20 mã giảm, 6 mã tăng và 8 mã đứng giá, nhưng chỉ số chung cũng chỉ -0,92%. Nhóm bất động sản có 50 mã tăng, 36 mã giảm, 37 mã đứng giá, chỉ số chung +0,48%.

Còn tại nhóm các cổ phiếu vừa và nhỏ, khá nhiều mã tăng tốt như KHG, HHV, LSS, LCG, BII, PTL, PGB… tăng trần. Bên cạnh đó, khá nhiều mã siêu pennies chỉ giao dịch thứ 6 trên UPCoM cũng có giao dịch tích cực, như AVF, HLA, ACM, NHP, PPI, MPT, AGF… tăng hết biên độ. Một diễn biến đáng chú ý khác là TC6 đã mất chuỗi tăng trần khi chỉ còn +1,2%.

Thanh khoản thị trường tiếp tục suy giảm khi chỉ còn gần 12 nghìn tỷ đồng được giải ngân. Trong đó, HOSE đạt gần 10,8 nghìn tỷ và rổ VN30 đạt gần 5,6 nghìn tỷ. Các nhà đầu tư đều muốn đứng ngoài để quan sát diễn biến cung cầu.

Khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh gom hàng khi mua ròng gần 570 tỷ đồng, trên cả 3 sàn. Chiều mua ròng tập trung vào STB (171 tỷ), HPG (107 tỷ), VNL (50 tỷ), VCB (31 tỷ), KBC (28 tỷ)… Trong khi đó, chiều bán ròng đáng kể có KDC (-11 tỷ), HHV (-10 tỷ), MSN (-9 tỷ)…

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Văn Hưng

vietinbank
ajinomoto