Tin nhanh chứng khoán ngày 30/9: Bật tăng từ mốc 1.100 điểm

16:31 | 30/09/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Dòng tiền bắt đáy nhập cuộc mạnh mẽ khi chỉ số rơi xuống vùng 1.100 điểm đã giúp thị trường đảo chiều ngoạn mục. VN Index tăng điểm cũng chặn đứng chuỗi 5 phiên giảm điểm mạnh liên tiếp trước đó.
Nhận định phiên giao dịch ngày 30/9: Các nhà đầu tư chưa nên bắt đáyNhận định phiên giao dịch ngày 30/9: Các nhà đầu tư chưa nên bắt đáy
Tin nhanh chứng khoán ngày 29/9: Rơi mạnh cuối phiên, VN Index xuống thấp nhất kể từ tháng 2/2021Tin nhanh chứng khoán ngày 29/9: Rơi mạnh cuối phiên, VN Index xuống thấp nhất kể từ tháng 2/2021

Sắc đỏ vẫn bao trùm thị trường khi mở cửa phiên giao dịch ngày 30/9. Tâm lý thận trọng khiến VN Index tiếp tục giảm sâu, có lúc bảng điện tử chứng kiến hơn 120 mã giảm giàn. Tuy nhiên, khi thị trường rơi xuống mốc 1.100 điểm thì lực cầu bắt đáy tăng mạnh kéo chỉ số tăng vọt và kết phiên với sắc xanh ở vùng 1.132 điểm.

Tin nhanh chứng khoán ngày 30/9: Bật tăng từ mốc 1.100 điểm
VN Index tăng điểm cũng chặn đứng chuỗi 5 phiên giảm điểm mạnh liên tiếp trước đó/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Kết thúc phiên giao dịch, VN Index tăng 6,04 điểm (0,54%) lên 1.132,11 điểm với 192 mã tăng và 264 mã giảm. HNX Index tăng 0,84 điểm (0,34%) lên 250,25 điểm với 80 mã tăng và 123 mã giảm. UPCoM Index giảm 0,26 điểm (-0,31%) xuống 84,96 điểm với 121 mã tăng và 237 mã giảm.

Tuy độ rộng thị trường vẫn nghiêng về bên giảm điểm nhưng sự tích cực từ nhóm cổ phiếu trụ đã giúp VN Index lấy lại sắc xanh. Cụ thể, rổ VN30 có 15 mã tăng, 10 mã giảm và 5 mã đứng giá. Trong đó, GAS, BCM, FPT, CTG, BID, DGC, VRE, STB mang về nhiều điểm số nhất cho VN Index, riêng GAS +4,8% mang về 2,39 điểm và BCM tăng trần mang về 1,52 điểm.

Hôm nay, các nhóm ngành lớn như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, dầu khí đều khá tích cực. Cụ thể, nhóm chứng khoán tăng tốt với 17 mã tăng, 8 mã đứng giá và 10 mã giảm, chỉ số chung +1,68%. Nổi bật là VND +0,6%, SSI +2,6%, SHS +1,9%, VIX +5,4%, VCI +2,1%, MBS +4,2%, CTS +5,6%, FTS +6,7%...

Nhóm ngân hàng nghiêng nhẹ về bên tăng điểm với 12 mã tăng, 10 mã giảm và 6 mã đứng giá, chỉ số chung +0,04%. Trong đó, STB +4,6%, MBB +1%, CTG +2,7%, TPB +1,2%, BID +1,2%, MBB +1%, hay PGB và SGB cùng tăng trần… Ngược lại, EIB giảm sàn, MSB -2,1%, TCB -1,5%, VCB -1,1%..., với VCB và EIB tác động tiêu cực nhất đến VN Index.

Nhóm bất động sản xây dựng cũng có sự phân hóa nhưng vẫn nghiêng về bên tăng điểm, ngoài BCM thì HDC, TEG cũng tăng trần, KBC +5,3%, TDC +5%, VCG -4,5%, TCH +4,2%, C4G -4%, HBC -3,8%, OGC +3,6%, LCG -3,4%, LDG +2,6%, ỊC +1,8%, HDG +1,8%, DXG +1,5%, CKG +1,5%, VGC +3,8%, HUT +2,3%... Ngược lại, DXS giảm sàn, CEO -5,3%, KDH -3,1%, VHG -3%, HQC -3%, NLG -2,9%, DLG -2,3%, ITA -1,5%, FIT -1,1%, DIG -1%...

Tại nhóm dầu khí, ngoài GAS thì PVG +1%, PVD +5,3%, PVS +3,1%, PVC +2,9%, PVB +6,2%... Trong khi BSR -2,9%, OIL -2,7%, PVX -9,5% hay PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam -4,2%... Liên quan đến nhóm dầu khí, nhiều mã khác thuộc PVN cũng tăng mạnh như NT2 +3,3%, DCM +4,5%, DPM +4%...

Nhóm thép vẫn chưa thoát khỏi sắc đỏ với HPG -2,1%, PAS -4%, TLH -1,7%... trong khi NKG và HSG dừng chân ở tham chiếu.

Ở các diễn biến nổi bật khác, HAG tăng trần dẫn đầu thị trường về khớp lệnh với hơn 31,4 triệu đơn vị, hay JVC, DGC cũng tăng trần với khối lượng khớp lệnh đáng kể. Ngoài ra, nhóm các cổ phiếu siêu penny chỉ giao dịch vào thứ 6 trên UPCoM như DPS, GTT, SPP, NTB, SGO, PPI, ACM, ATB, KSH, VAT, HTT… cũng giảm sàn hàng loạt.

Thanh khoản tăng vọt với gần 19,3 nghìn tỷ đồng, riêng HOSE đạt hơn 17,1 nghìn tỷ đồng. Dòng tiền bắt đáy nhập cuộc mạnh mẽ cũng chính là nguyên nhân giúp thị trường có sự đảo chiều ngoạn mục. Rất nhiều nhà đầu tư mạnh dạn bắt đáy đã có được niềm vui. Dù vậy, xu thế hồi phục vẫn chưa rõ ràng.

Khối ngoại mua ròng trở lại với giá trị 165 tỷ đồng, tập trung DGC (117 tỷ), KBC (79 tỷ), DPM (57 tỷ), DXG (45 tỷ), PVD (43 tỷ)… Chiều bán ròng tập trung vào NVL (-141 tỷ), VHM (-86 tỷ), HAH (-77 tỷ), HPG (-76 tỷ)…

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Văn Hưng

vietinbank
ajinomoto