Thị trường chứng khoán thế giới ngày 18/1: Dow Jones giảm gần 400 điểm

21:46 | 18/01/2023

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Chứng khoán Mỹ hầu như chìm trong sắc đỏ hôm thứ Ba (17/1), với Chỉ số công nghiệp Dow Jones chấm dứt chuỗi bốn ngày tăng điểm sau khi Goldman Sachs báo cáo kết quả thu nhập kém.
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 16/1: Hợp đồng tương lai giữ sắc xanh trong ngày MLKThị trường chứng khoán thế giới ngày 16/1: Hợp đồng tương lai giữ sắc xanh trong ngày MLK
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 17/1: Hợp đồng tương lai của Mỹ mất đà tăngThị trường chứng khoán thế giới ngày 17/1: Hợp đồng tương lai của Mỹ mất đà tăng
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 18/1: Lợi nhuận yếu kém của  Goldman Sachs kéo Dow Jones giảm gần 400 điểm
Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

S&P 500 cũng ghi nhận phiên giảm điểm, nhưng Nasdaq Composite đã tăng điểm khi các nhà đầu tư tập trung vào việc liệu đợt phục hồi đầu năm 2023 có còn tiếp tục hay không.

Cụ thể, Dow Jones mất 391,76 điểm, tương đương 1,14%, đóng cửa ở mức 33.910,85 điểm. S&P 500 giảm nhẹ 0,2% xuống 3.990,97 điểm, trong khi Nasdaq Composite nhích lên 11.095,11 điểm sau khi tăng 0,14% vào cuối phiên.

Các nhà đầu tư không còn quá quan tâm đến các yếu tố kinh tế vĩ mô như quỹ đạo chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mà hướng tới mùa báo cáo thu nhập quý IV.

Cổ phiếu của Goldman Sachs đã giảm 6,4% sau khi ngân hàng đầu tư này báo cáo thu nhập quý IV giảm mạnh dưới kỳ vọng của các nhà phân tích, sau giai đoạn thành công một năm trước.

Trong khi đó, Morgan Stanley đã công bố những con số tốt hơn mong đợi, một phần nhờ doanh thu quản lý tài sản kỷ lục. Cổ phiếu của nhà băng này đã tăng 5,91%.

Kimberly Forrest, người sáng lập và giám đốc đầu tư của Bokeh Capital Partners, cho biết mùa báo cáo thu nhập quý IV là câu chuyện tìm ra kẻ thắng người thua - không chỉ các công ty riêng lẻ mà còn cả các lĩnh vực của nền kinh tế.

Forrest cho biết, còn quá sớm để cố gắng thu thập nhiều thông tin từ đợt công bố kết quả kinh doanh đầu tiên này.

Nhìn chung, tổng thu nhập của các công ty thuộc chỉ số S&P 500 được dự báo sẽ giảm 2,3% trong quý IV, so với mức giảm 1,6% vào đầu năm, theo S&P Global Market Intelligence.

Jeffrey Buchbinder, giám đốc chiến lược thị trường tại LPL Financial cho biết: “Mùa thu nhập quý IV đang diễn ra và có lẽ sẽ không mang lại nhiều tin tốt. Tăng trưởng toàn cầu mờ nhạt, áp lực lạm phát lên biên lợi nhuận và tác động tiêu cực của tiền tệ có thể dẫn đến thu nhập sụt giảm trong quý”.

“Câu hỏi quan trọng sắp tới trong mùa thu nhập này là liệu sự bi quan xung quanh thu nhập năm 2023 có đi quá xa?”, ông nói thêm.

Cũng trong ngày thứ ba, chỉ số sản xuất khu vực New York đã giảm mạnh, xuống mức âm 32,9 trong tháng 1, từ mức âm 11,2 trong tháng trước. Đó là mức giảm tồi tệ nhất kể từ thời điểm đại dịch vào năm 2020, theo Cục Dự trữ Liên bang New York.

Chứng khoán châu Á

Các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm vào thứ Tư (18/1) để duy trì khởi đầu mạnh mẽ trong năm, với chứng khoán Nhật Bản tăng vọt và đồng yên giảm sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định không tiếp tục điều chỉnh chính sách tiền tệ.

Sàn Nikkei 225 của Tokyo nhảy vọt 2,5% lên 26.791,12 điểm vào cuối phiên.

Trong khi đó, hy vọng về sự phục hồi của Trung Quốc tiếp tục mang lại sự hỗ trợ rất cần thiết, với việc Phó Thủ tướng Lưu Hạc - cố vấn kinh tế hàng đầu của Trung Quốc - phát biểu tại diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tại Davos rằng tăng trưởng có thể sẽ cải thiện trong năm nay khi quốc gia này mở cửa trở lại và khẳng định rằng số ca nhiễm COVID-19 đã đạt đỉnh.

Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tiến lên mức 21.678 điểm, với tức tăng 0.47%, trong khi sàn Shanghai Composite của Thượng Hải gần như không đổi khi tăng chỉ 0,16 điểm, tương đương 0,005%, lên 3.224,41 điểm.

Đỗ Khánh

kinhtexaydung.petrotimes.vn