Nhiều bất cập trong hoạt động của các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

17:00 | 23/08/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Vừa qua, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) công bố kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước năm 2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), 4 tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và năm 2018 của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn hoãn nợ nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch CovidĐề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn hoãn nợ nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid
Gần 49 nghìn người lao động được thụ hưởng chính sách cho vay trả lươngGần 49 nghìn người lao động được thụ hưởng chính sách cho vay trả lương

Theo KTNN ngoài những kết quả đạt được của các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, còn có một số bất cập, hạn chế. Cụ thể như, một số tăng trưởng tín dụng(TCTD) tăng trưởng tín dụng vượt mức cho phép của NHNN. Đó là các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP): Ngân hàng TMCP Sài Gòn vượt 8.654 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Bảo Việt vượt 3.153 tỷ đồng, Ngân hàng Shinhan Bank vượt 132 tỷ đồng, Ngân hàng Mizuho Hồ Chí Minh vượt 192 tỷ đồng, Ngân hàng Busan - Chi nhánh Hồ Chí Minh vượt 83 tỷ đồng, Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga vượt 69 tỷ đồng.

Hàng loạt bất cập trong hoạt động của các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
Ngân hàng Chính sách xã hội xóa nợ 19,44 tỷ đồng cho nhiều khách hàng tại các địa phương là không phù hợp với quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015/ Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Kết quả kiểm toán cũng nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc xác định giá trị tài sản đảm bảo, việc hạch toán giá trị tài sản cho thuê tài chính chưa phù hợp. Cụ thể, việc xác định giá trị tài sản bảo đảm cho thuê tài chính theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 chưa căn cứ vào giá trị thực tế hợp lý của tài sản mà phụ thuộc vào dư nợ cho thuê, chưa phản ánh đúng bản chất của tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, việc hạch toán, theo dõi, phản ánh giá trị tài sản cho thuê tài chính theo giá gốc ban đầu theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-NHNN ngày 17/01/2018 chưa phù hợp với nguyên tắc giá trị tài sản cho thuê giảm dần và được chuyển giao cho bên đi thuê khi hết thời gian thuê.

Qua kiểm toán cho thấy, một số đơn vị đầu tư tài chính không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp; hạch toán doanh thu, thu nhập, chi phí chưa phù hợp, chính xác. Bảo Minh có nợ phải thu quá hạn, khó đòi lớn. Theo đó, nợ quá hạn phí bảo hiểm gốc 1.062,16 tỷ đồng, chiếm 98,77% nợ phải thu phí bảo hiểm gốc, trong đó nợ phải thu khó đòi 743,56 tỷ đồng, bằng 70,67% nợ quá hạn.

Bên cạnh đó, một số ngân hàng phân loại nợ chưa phù hợp, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chưa chính xác, còn sai sót về trình tự, thủ tục cho vay. Thẩm định thiếu chặt chẽ; định kỳ chưa đánh giá lại tài sản bảo đảm; giải ngân bằng tiền mặt không có hoặc thiếu chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay; không kiểm soát, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay...

Bất cập khác được KTNN chỉ ra là việc hoạt động mua bán nợ xấu theo giá thị trường của Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam còn hạn chế. Đến 31/12/2019, tổng số nợ xấu mua bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt (mua nợ theo giá thị trường) là 3.599 tỷ đồng, bằng 3,25% tổng số nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt là 110.694 tỷ đồng.

Đáng chú ý, Ngân hàng Chính sách xã hội xóa nợ 19,44 tỷ đồng cho nhiều khách hàng được coi là mất tích theo xác nhận của chính quyền cấp xã, không phù hợp với quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015, trong đó có 17 trường hợp vẫn đóng bảo hiểm xã hội; điều chỉnh kế hoạch vốn Chương trình cho vay hộ dân tộc thiểu số nghèo chưa kịp thời dẫn đến năm 2018, 2019 có 3.135 trường hợp không được vay lãi suất ưu đãi tương ứng tiền lãi ưu đãi 2,56 tỷ đồng; áp dụng thời gian ân hạn 12 tháng đối với hầu hết các khoản cho vay HSSV không phù hợp quy định tại Quyết định 157/2007/QĐ-TTg (chỉ áp dụng trong trường hợp HSSV ra trường chưa có việc làm/không có thu nhập).

Chính sách giảm lãi cho HSSV khi trả nợ trước hạn còn bất cập. Cụ thể, đối tượng thực sự khó khăn lâu dài (như HSSV mồ côi, hoặc hộ nghèo) không được hưởng chính sách do không có khả năng trả nợ trước hạn. Chính sách miễn giảm lãi giúp thu hồi và tăng nhanh vòng quay vốn không còn phù hợp do dư nợ của chương trình giảm nhiều. Gia tăng cấp bù lãi suất từ NSNN.

Kết quả kiểm toán cũng chỉ ra, NHCSXH chưa triển khai quản trị hệ thống CNTT đầy đủ theo định hướng, kế hoạch và quy định của NHNN; khả năng hỗ trợ quản lý của hệ thống CNTT chưa hiệu quả; chưa thực hiện đầy đủ các quy định của NHNN về đảm bảo ATTT; ứng dụng CNTT vào các nghiệp vụ liên quan đến BCTC còn hạn chế. Ứng dụng phân hệ thẻ tín dụng chưa tích hợp tự động chỉ tiêu lãi dự thu, lãi chưa thu với hệ thống Corebanking, hệ thống CNTT chưa hỗ trợ rà soát tự động hoặc bán thủ công trong trường hợp chỉ tiêu trên BCTC và chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng chưa thống nhất

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (t/h)