Mối lo lạm phát đè nặng châu Á

21:18 | 03/07/2022

587 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Châu Á đang đối mặt với nguy cơ lạm phát tăng cao khi giá lương thực, nhiên liệu tăng cao và tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự báo.
Mối lo lạm phát đè nặng châu Á - 1
Một khu chợ ở Bangkok, Thái Lan (Ảnh: AP).

Theo các chuyên gia, do bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 cũng như giá dầu và lương thực tăng cao, châu Á đang trải qua một làn sóng lạm phát sẽ ảnh hưởng đến sinh kế và nền kinh tế.

Ông Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu của S&P Global Market Intelligence, cho biết: "Áp lực lạm phát ở nhiều nền kinh tế châu Á đã tăng lên trong nửa đầu năm nay do giá dầu, khí đốt và than trên thế giới tăng cao, cũng như giá nông sản cao hơn".

"Đối với các công ty, sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu cũng đang làm gia tăng áp lực tăng giá đối với nguyên liệu và linh kiện. Nhiều ngân hàng trung ương châu Á đã đối phó với lạm phát gia tăng bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ trong nửa đầu năm 2022", chuyên gia trên nói thêm.

Ông Biswas cho biết, tốc độ lạm phát trên khắp châu Á rất khác nhau, trích dẫn tỷ lệ 7% ở Ấn Độ vào tháng trước. Ở những nơi khác tại khu vực Nam Á, các nước đang phát triển dễ bị tổn thương như Pakistan và Sri Lanka đã phải đối mặt với tình trạng bất ổn xã hội nghiêm trọng, một phần do giá cả tăng cao.

Theo báo cáo của tập đoàn dịch vụ tài chính toàn cầu Nomura, lạm phát lương thực ở Ấn Độ dự kiến sẽ vượt 9% trong nửa cuối năm nay. Các nhà kinh tế cũng cho biết lạm phát thương mại của Ấn Độ đang ở mức cao nhất trong 30 năm.

Tại Hàn Quốc, Ngân hàng Trung ương hôm 21/6 cho biết lạm phát ở nước này trong năm nay có thể sẽ đạt mức cao nhất trong vòng 14 năm. Theo Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, giá tiêu dùng của quốc gia này đã tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi cũng tăng mạnh, với giá thịt lợn tăng 20,7%, trong khi thịt bò nhập khẩu có giá cao hơn 27,9%.

Tại Thái Lan, lạm phát dự kiến sẽ tăng từ 4,9% lên 5,9%, với mức cao nhất trong 24 năm, theo Ngân hàng Thương mại Siam. Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit ngày 16/6 cho biết, nước này sẽ đóng băng giá 46 mặt hàng, bao gồm mì gói, dầu thực vật và đồ hộp, trong 12 tháng tới.

Tại Lào, theo Cục Thống kê nước này, lạm phát cả năm ở Lào đã tăng lên 12,8% vào tháng trước, mức cao nhất trong 18 năm. Trong đó, giá nhiên liệu tăng 92,6%, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và sinh hoạt.

Tuy nhiên, áp lực lạm phát của chỉ số giá tiêu dùng ở châu Á vẫn ở mức trung bình so với ở Mỹ và các quốc gia Liên minh châu Âu (EU). Điều này là do Trung Quốc và Nhật Bản, với tỷ lệ lạm phát lần lượt là 2,1% vào tháng 5 và 2,4% vào tháng 4, chiếm khoảng 70% tổng quy mô kinh tế của châu Á, ông Biswas cho biết.

Hôm 15/6, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất chuẩn thêm 0,75 điểm phần trăm, lần tăng thứ ba trong năm nay và là lần tăng lớn nhất kể từ năm 1994. Chuyên gia Lili Yan Ing, cố vấn chính tại khu vực Đông Nam Á của Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á, cho biết vào cuối năm nay, tỷ lệ này dự kiến sẽ ở mức 3,4% và tăng lên 3,8% vào năm tới, 3,4% vào năm 2024 và 2,5% trong dài hạn.

Giáo sư Lawrence Loh, Giám đốc Trung tâm Quản trị và Bền vững tại Đại học Quốc gia Singapore, cho hay FED tăng lãi suất nhằm giảm áp lực cầu của lạm phát, nhưng chính việc này cũng tác động theo chiều ngược lại, bởi vì việc tăng lãi suất sẽ làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp.

"Vì lãi suất của Mỹ là tiêu chuẩn cho hầu hết thế giới, nếu nó tăng, mọi quốc gia sẽ tuân theo", ông nói và nhấn mạnh thêm rằng hành động như vậy chỉ càng khiến chi phí tài chính cao hơn.

Robert Carnell, nhà kinh tế trưởng và trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại ING, cho biết mức lạm phát ở các nước châu Á là khác nhau nhưng xét về mặt cân bằng, mức lạm phát của lục địa này thấp hơn ở một số nơi khác, bao gồm cả Mỹ và châu Âu.

Ông Carnell cho biết, nguyên nhân là do châu Á tương đối ít bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn nguồn cung, bao gồm cả sự gián đoạn đối với chất bán dẫn, cũng như sự gián đoạn về chi phí vận chuyển do đại dịch Covid-19.

Theo ông, các yếu tố khác liên quan đến xung đột Nga - Ukraine cần phải được tính đến. Ông cho rằng, một trong những yếu tố đó là châu Á nói chung là một khu vực tương đối phụ thuộc vào năng lượng.

"Hầu hết các quốc gia đều thâm hụt về năng lượng và tất nhiên giá năng lượng đã tăng vọt. Nga đang đóng cửa cung cấp khí đốt cho châu Âu, điều này gây áp lực lên phần còn lại của thế giới. Có rất nhiều sự cạnh tranh giữa châu Á và châu Âu, đặc biệt là đối với các nguồn khí đốt tự nhiên hoặc dầu thô sẵn có", ông Carnell nói.

Ông nói thêm rằng, tình trạng thiếu lương thực cũng đang gia tăng do cuộc xung đột ở Ukraine, với việc nguồn nhập khẩu lúa mì bị tắc nghẽn đã đẩy giá các sản phẩm thay thế, bao gồm gạo jasmine từ Thái Lan và gạo basmati từ Ấn Độ.

Tại Australia, Li Wei, một giảng viên tại Trường Kinh doanh Đại học Sydney, cho biết xung đột Ukraine chắc chắn đã đẩy giá hàng hóa tăng cao, đặc biệt là giá lúa mì và năng lượng, vì Nga là nhà xuất khẩu khí đốt và lúa mì lớn nhất thế giới, còn Ukraine là quốc gia đứng ở vị trí thứ năm.

Mọi việc đang thực sự đáng lo khi vào ngày 8/6, một báo cáo của Liên hợp quốc cảnh báo thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng giá cả sinh hoạt nghiêm trọng nhất trong một thế hệ.

Theo Dân trí

Lạm phát Lạm phát "nóng" nhất 40 năm, người dân Mỹ chi tiêu chắt bóp
Lạm phát tại Việt Nam có thực sự thấp?Lạm phát tại Việt Nam có thực sự thấp?
Giá vàng hôm nay (ngày 3/7): Chịu áp lực tăng lãi suất, giá vàng tuần tới khó bứt pháGiá vàng hôm nay (ngày 3/7): Chịu áp lực tăng lãi suất, giá vàng tuần tới khó bứt phá
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung xử lý các vấn đề, dự án tồn đọngThủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung xử lý các vấn đề, dự án tồn đọng
GDP quý II khởi sắc mạnh, ước tính tăng gần 8%GDP quý II khởi sắc mạnh, ước tính tăng gần 8%

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 84,800
AVPL/SJC HCM 82,600 84,800
AVPL/SJC ĐN 82,600 84,800
Nguyên liệu 9999 - HN 74,500 75,450
Nguyên liệu 999 - HN 74,400 75,350
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 84,800
Cập nhật: 27/04/2024 07:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.800 75.600
TPHCM - SJC 83.000 85.200
Hà Nội - PNJ 73.800 75.600
Hà Nội - SJC 83.000 85.200
Đà Nẵng - PNJ 73.800 75.600
Đà Nẵng - SJC 83.000 85.200
Miền Tây - PNJ 73.800 75.600
Miền Tây - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.800 75.600
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.800
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.700 74.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.630 56.030
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.330 43.730
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.740 31.140
Cập nhật: 27/04/2024 07:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,385 7,590
Trang sức 99.9 7,375 7,580
NL 99.99 7,380
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,360
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,450 7,620
Miếng SJC Thái Bình 8,320 8,520
Miếng SJC Nghệ An 8,320 8,520
Miếng SJC Hà Nội 8,320 8,520
Cập nhật: 27/04/2024 07:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 85,200
SJC 5c 83,000 85,220
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 85,230
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,800 75,500
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,800 75,600
Nữ Trang 99.99% 73,700 74,700
Nữ Trang 99% 71,960 73,960
Nữ Trang 68% 48,451 50,951
Nữ Trang 41.7% 28,803 31,303
Cập nhật: 27/04/2024 07:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CHF 27,068.64 27,342.06 28,241.61
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
DKK - 3,577.18 3,717.11
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
INR - 303.14 315.51
JPY 156.74 158.32 166.02
KRW 15.92 17.69 19.31
KWD - 82,091.26 85,440.87
MYR - 5,259.06 5,378.02
NOK - 2,255.10 2,352.71
RUB - 262.74 291.09
SAR - 6,734.96 7,009.77
SEK - 2,276.86 2,375.42
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
THB 605.58 672.87 699.19
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Cập nhật: 27/04/2024 07:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,233 16,253 16,853
CAD 18,228 18,238 18,938
CHF 27,206 27,226 28,176
CNY - 3,427 3,567
DKK - 3,544 3,714
EUR #26,239 26,449 27,739
GBP 31,095 31,105 32,275
HKD 3,107 3,117 3,312
JPY 156.48 156.63 166.18
KRW 16.2 16.4 20.2
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,217 2,337
NZD 14,797 14,807 15,387
SEK - 2,241 2,376
SGD 18,043 18,053 18,853
THB 632.05 672.05 700.05
USD #25,060 25,060 25,458
Cập nhật: 27/04/2024 07:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 27/04/2024 07:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25135 25135 25455
AUD 16392 16442 16947
CAD 18369 18419 18874
CHF 27560 27610 28172
CNY 0 3461.3 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26970 27020 27722
GBP 31472 31522 32177
HKD 0 3140 0
JPY 159.97 160.47 164.98
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0325 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14907 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18437 18487 19040
THB 0 645.7 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8460000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 27/04/2024 07:45