Giới đầu tư nước ngoài quan tâm đến loại năng lượng nào của châu Phi?

15:38 | 12/07/2023

|
(PetroTimes) - Vào tuần trước, Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã công bố báo cáo thường niên về đầu tư toàn cầu năm 2022. Đây là báo cáo hàng năm về dòng tài chính toàn cầu (cụ thể là thương mại, đầu tư, tài chính và công nghệ), giúp cung cấp một góc nhìn tổng quan về nhu cầu đầu tư của những khu vực lớn trên thế giới.
Giới đầu tư nước ngoài quan tâm đến loại năng lượng nào của châu Phi?

Tài liệu chỉ ra: Trong khoảng thời gian năm 2019-2022, đầu tư nước ngoài vào sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch ở những nước đang phát triển đã giảm từ hơn 250 tỷ USD xuống chỉ còn xấp xỉ 70 tỷ USD.

Đây là hệ quả phát sinh từ việc các tổ chức vận động hành lang về khí hậu gây áp lực lên các tổ chức tài chính quốc tế, yêu cầu hạn chế đầu tư vào những hoạt động gây ô nhiễm. Đặc biệt, theo UNCTAD, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào châu Phi đã giảm mạnh, từ 80 tỷ USD của năm 2021 xuống còn 45 tỷ USD trong năm 2022.

Báo cáo cho thấy, các nhà đầu tư quốc tế đang dần quan tâm nhiều hơn đến năng lượng tái tạo. Những khu vực đang phát triển ghi nhận: Càng ngày càng xuất hiện thêm nhiều khoản tài trợ vào những dự án quốc tế và dự án thuộc lĩnh vực xanh.

Kết quả, các nhà tài chính được “gán” cho trách nhiệm nâng công suất phát điện từ nhiên liệu hóa thạch. Điều này cũng phản ánh khó khăn mà những nước đang phát triển gặp phải trong việc huy động dòng tài chính để phát triển dự án năng lượng hóa thạch được cho là thiết yếu với đất nước họ.

Tại những nước đang phát triển, đầu tư quốc tế vào nhiên liệu hóa thạch đã giảm mạnh trong những năm gần đây, nhường chỗ cho đầu tư vào năng lượng sạch. Tuy nhiên, mức đầu tư vào năng lượng sạch của họ vẫn còn kém so với các nước phát triển. Theo báo cáo, số lượng công bố đầu tư quốc tế năm 2022 vào những dự án năng lượng tái tạo tại những nước phát triển cao gần gấp đôi so với ở những nước đang phát triển. Tình hình địa chính trị hiện nay - nảy sinh từ cuộc chiến Nga - Ukraine, đã đóng góp vào thực trạng này.

"Nếu tính đến đầu tư trong nội bộ châu Âu, thì chỉ riêng khu vực này đã chiếm gần 3/4 tổng số dự án đầu tư năng lượng tái tạo quốc tế trong năm 2022, phản ánh những lo ngại về an ninh năng lượng và nỗ lực phối hợp của khu vực nhằm giảm lệ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Liên bang Nga", trích dẫn báo cáo.

Tài liệu cũng cho thấy, các nước đang phát triển cần 1,7 nghìn tỷ USD/năm để đầu tư vào năng lượng tái tạo, nhưng họ chỉ thu hút được 544 tỷ USD trong năm 2022. Báo cáo cho biết thêm, mức thâm hụt trong đầu tư cần thiết nhằm đáp ứng được những Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) là hơn 4 nghìn tỷ USD/năm, so với 2,5 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2015. Thâm hụt thể hiện rõ ràng trong tất cả mọi lĩnh vực, nhưng chênh lệch lớn nhất là trong cơ sở hạ tầng trên cả nước (bao gồm năng lượng, nước và giao thông). Nguyên nhân gia tăng thâm hụt là do đầu tư không đủ và nhu cầu không ngừng gia tăng.

Tuy nhiên, kể từ năm 2015, những quốc gia đang phát triển ở châu Á và châu Phi dẫn đầu về mức tăng trưởng trong hoạt động phát triển năng lượng sạch. Trong giai đoạn năm 2015-2022 tại châu Phi, những nước Nam Phi, Ai Cập, Kenya, Nigeria và Zambia chiếm khoảng 40% số lượng dự án đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Mặt khác, kể từ năm 2019, tăng trưởng về số lượng dự án ở Mỹ Latinh và vùng Caribe đã bị đình trệ. Một phần nguyên nhân là do Mexico tập trung vào nhiên liệu hóa thạch nhằm đảm bảo an ninh năng lượng. Về mặt tăng trưởng số lượng dự án đầu tư quốc tế vào năng lượng tái tạo, hầu hết những khu vực trên thế giới đều ghi tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của tổng số lượng dự án FDI. Tuy nhiên, Mỹ Latinh và vùng Caribe thì không như vậy.

Cuộc khủng hoảng năng lượng tại Syria vẫn chưa thấy hồi kếtCuộc khủng hoảng năng lượng tại Syria vẫn chưa thấy hồi kết
Pháp huy động thêm 7 tỷ euro để chuyển dịch năng lượngPháp huy động thêm 7 tỷ euro để chuyển dịch năng lượng
Iraq, TotalEnergies ký thỏa thuận lớn về dầu khí, năng lượng tái tạoIraq, TotalEnergies ký thỏa thuận lớn về dầu khí, năng lượng tái tạo

Ngọc Duyên

AFP