Đức thử nghiệm với dầu thô Mỹ

10:56 | 18/08/2022

|
(PetroTimes) - Đức đã tiếp nhận một tàu chở dầu thô chua Mỹ từ Vịnh Mexico đến Rostock. Trong bối cảnh áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại Nga, Chính phủ Đức đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế dầu Nga để cung cấp năng lượng cho đất nước. Trong đó có dầu thô chua của Mỹ.
Đức thử nghiệm với dầu thô Mỹ

Đức muốn nhìn xa hơn

Trong bối cảnh EU áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt, các nhà máy lọc dầu của Đức đang cố gắng tìm kiếm các lựa chọn thay thế dầu thô của Nga. Đức đã lên kế hoạch chuyển sang nhập khẩu dầu thô của Na Uy, Ả Rập Xê Út và Mỹ. Nhờ đó, Chính phủ Đức hy vọng sẽ lường trước được khả năng cắt nguồn dầu thô từ Nga.

Ngoài ra, Đức cũng phải dự tính năng lượng cho mùa đông sắp tới. Jim Mitchell, trưởng bộ phận phân tích dầu mỏ châu Mỹ tại Refinitiv, cho biết: “Dầu chua Mars được dùng để chưng cất nhiều hơn dầu ngọt nhẹ WTI hoặc dầu thô Eagle Ford. Khi mùa đông đến gần, Đức sẽ tăng nhu cầu nhập các mặt hàng chưng cất từ bất cứ nơi nào chính phủ có thể mua được”.

Các sản phẩm chưng cất bao gồm sản phẩm tinh chế như dầu diesel hoặc dầu khí.

Có thể lấy dầu thô Mỹ để thay thế

Ngoài khơi bờ biển Louisiana có một giàn khoan tên "Sao Hỏa" (Mars), thuộc sở hữu của ông lớn dầu khí Shell (Anh). Vào đầu tháng 8/2022, tàu chở dầu Capricorn Sun đã bắt đầu chở dầu thô từ giàn khoan đến châu Âu và dỡ hàng tại cảng Rostock, Đức. Hàng hóa trên tàu bao gồm khoảng 570.000 thùng dầu.

Jim Mitchell nhận xét: “Đây là chuyến hàng dầu thô đầu tiên từ Mars đi đến Đức. Trước đây, Đức cũng đã có những chuyến hàng từ West Texas Sour, nhưng với số lượng không đáng kể".

Với mức nhập khẩu 77.000 thùng/ngày, Đức vẫn là chỉ là khách hàng nhỏ của Mỹ.

Nhà máy lọc dầu PCK Schwedt

Dầu thô chua nhập khẩu từ Mỹ sau đó sẽ được vận chuyển đến nhà máy lọc dầu PCK Schwedt, đặt gần biên giới Ba Lan. Nhà máy lọc dầu này có công suất khoảng 233.000 thùng/ngày. Đây sẽ là địa điểm để thử nghiệm loại dầu thô không thuộc Nga.

Nghịch lý thay, phần lớn cổ phần của nhà máy lọc dầu PCK Schwedt lại thuộc sở hữu công ty dầu khí quốc gia Rosneft (Nga). Trong khi Shell (Anh) và Eni (Ý) thì có ít cổ phần hơn.

Rostock cũng sẽ đưa hàng đến nhà máy lọc dầu Leuna thuộc sở hữu của TotalEnergies (Pháp). Nhà máy có công suất đạt 240.000 thùng/ngày.

Cả hai nhà máy lọc dầu sẽ tiếp tục nhận dầu thô chua nhẹ Urals của Nga.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết Đức đang nghiên cứu các giải pháp cho nhà máy lọc dầu PCK Schwedt. Các giải pháp sẽ bao hàm vấn đề khai thác các nguồn dự trữ dầu quốc gia và tiếp nhận các chuyến hàng từ cảng Rostock và cảng Gdansk (Ba Lan).

Trên thực tế, Đức muốn đa dạng hóa nguồn cung. Do đó, nếu nhà máy lọc dầu PCK Schwedt trở thành nhà cung cấp chính cho Đức, Chính phủ Đức phải cố gắng nắm quyền kiểm soát nhà máy này.

Ba yếu tố chính gây biến động thị trường dầu mỏ toàn cầuBa yếu tố chính gây biến động thị trường dầu mỏ toàn cầu
Tồn kho dầu thô của Mỹ tiếp tục giảmTồn kho dầu thô của Mỹ tiếp tục giảm
Dự trữ dầu đã xác minh của Mỹ giảmDự trữ dầu đã xác minh của Mỹ giảm
Chính phủ Mỹ dự báo thị trường dầu dư cung vào đầu năm 2022Chính phủ Mỹ dự báo thị trường dầu dư cung vào đầu năm 2022

Ngọc Duyên

AFP