Đức hỗ trợ Nam Phi hơn 15 triệu USD để thực hiện dự án hydro xanh

23:33 | 15/12/2022

|
(PetroTimes) - Hydro sản xuất từ ​​năng lượng tái tạo được xem là yếu tố chủ chốt trong quá trình khử cacbon. Do đó, nhiều quốc gia châu Phi giàu tiềm năng muốn định vị bản thân như một nhà sản xuất lớn trên thị trường “nhiên liệu của tương lai” này.
Đức hỗ trợ Nam Phi hơn 15 triệu USD để thực hiện dự án hydro xanh

Chính phủ Đức đã phê duyệt gói tài trợ trị giá 15,9 triệu USD cho tập đoàn hóa chất đa quốc gia Linde để thực hiện HySHiFT - một dự án hydro tái tạo ở Mpumalanga, Nam Phi. Ông Robert Habeck – Phó Thủ tướng Đức kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu Đức, đã xác nhận khoản tài trợ này trong một chuyến thăm Nam Phi.

Ngoài tập đoàn Linde, dự án HySHiFT còn có sự tham gia của công ty năng lượng và hóa chất Sasol (Nam Phi), công ty năng lượng Enertrag (Đức) và công ty hydro xanh Hydregen Energy (Nam Phi). Để sản xuất hydro xanh, các đối tác sẽ tham gia xây dựng hệ thống nhà máy điện phân 200 MW kiêm sản xuất 450 MW điện tái tạo. Hydro sản xuất từ nhà máy này sẽ được đưa đến các cơ sở sản xuất khí của Sasol. Tại đây, Sasol sẽ sử dụng phản ứng Fischer-Tropsch để sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững (SAF), thường được gọi là e-kerosene.

Khoản tài trợ từ Đức sẽ hỗ trợ giai đoạn đầu tiên của dự án – xây dựng một nhà máy điện phân 40 MW.

Mặt khác, một dự án hydro xanh khác tên H2Global cũng vừa bắt đầu gọi thầu để tìm doanh nghiệp quản lý hoạt động nhập khẩu hydro xanh vào Đức và Liên minh châu Âu.

Thật vậy, trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng có ảnh hưởng sâu sắc đến EU và quá trình chuyển dịch năng lượng, các nước thành viên châu Âu đang đẩy mạnh việc sử dụng các nguồn năng lượng từ châu Phi.

Sonatrach khởi động hai dự án thử nghiệm sản xuất hydro xanhSonatrach khởi động hai dự án thử nghiệm sản xuất hydro xanh
Kazakhstan Kazakhstan "đặt cược" 50 tỷ USD vào hydro xanh
IRENA: Hydro phải đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượngIRENA: Hydro phải đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng

Ngọc Duyên

AFP