Công ty Hồng Hoàng bị phạt 70 triệu đồng do công bố thông tin sai thời hạn

10:20 | 12/08/2022

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa công bố quyết định xử phạt 70 triệu đồng đối với CTCP Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng (Hồng Hoàng) do công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày 5/8/2022.
Công ty CP Cơ điện lạnh bị xử phạt vì giao dịch Công ty CP Cơ điện lạnh bị xử phạt vì giao dịch "chui" 265 triệu cổ phiếu
Công bố thông tin không đầy đủ, Biwase bị xử phạt 120 triệu đồngCông bố thông tin không đầy đủ, Biwase bị xử phạt 120 triệu đồng

Theo thanh tra UBCKNN, Hồng Hoàng đã công bố thông tin không đúng thời hạn đến Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đối với: Báo cáo tài chính năm 2020; Báo cáo tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2020; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2020.

Theo tìm hiểu, 29/10/2019, Hồng Hoàng đã phát hành riêng lẻ thành công hơn 1.402 tỉ đồng trái phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài, trong khi công ty mới thành lập được 3 năm, vốn điều lệ chỉ có 5 tỷ đồng. Lô trái phiếu có giá trị cao hơn 280 lần vốn điều lệ.

Đặc biệt, lô trái phiếu có kỳ hạn 5 năm của Hồng Hoàng đã gây xôn xao giới tài chính và truyền thông trong nước với mức lãi suất kỷ lục, lên tới 20%/năm, tính ra mỗi năm riêng lãi vay phải trả đã lên tới 280 tỷ đồng.

Sau thương vụ phát hành trái phiếu, Hồng Hoàng đã thế chấp 60.771.055 cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tại Saigon Asia Credit Limited.

Công ty Hồng Hoàng bị phạt 70 triệu đồng do công bố thông tin sai thời hạn
Hồng Hoàng đã thế chấp 60.771.055 cổ phiếu ACB tại Saigon Asia Credit Limited/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Trong khi đó, CTCP Đầu tư Thương mại Nghi Lan (Nghi Lan) và bà Phạm Thị Khánh Hồng - cổ đông sáng lập của Hồng Hoàng - đã thế chấp tổng cộng 499.990 cổ phần, tương đương 99,99% vốn điều lệ của Hồng Hoàng tại Saigon Asia Credit Limited.

Ngày 29/10/2019, Hồng Hoàng đã phát hành riêng lẻ thành công hơn 1.402 tỉ đồng trái phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài, trong khi công ty mới thành lập được 3 năm, vốn điều lệ chỉ có 5 tỷ đồng.

Việc làm trên Hồng Hoàng đặt ra nghi vấn về việc doanh nghiệp này dùng số tiền huy động được để mua cổ phiếu ACB, rồi thế chấp số cổ phiếu này làm tài sản đảm bảo. Việc đơn vị tư vấn và lưu ký là ACBS (Công ty chứng khoán ACB) - công ty con của ACB - càng khiến nghi vấn trên có căn cứ.

Sau đó, Hồng Hoàng lại bổ sung tài sản đảm bảo là toàn bộ số dư, tất cả khoản tiền có trong tài ngân hàng ACB - Chi nhánh Tp.HCM. Vào tháng 1/2022, Hồng Hoàng tiếp tục bổ sung 10.96 triệu cổ phiếu ACB làm tài sản đảm bảo tại Saigon Asia Credit Limited - là cổ tức nhận được từ số cổ phiếu dùng để thế chấp trước đó.

Được biết, Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý, được thành lập vào năm 2016 do 3 thành viên trú tại cùng 1 địa chỉ sở hữu gồm ông Đặng Anh Tuấn, ông Đặng Anh Vũ và bà Phạm Thị Khánh Hồng.

Hiện nay các báo cáo năm 2020 nêu trên của Hồng Hoàng vẫn không được công bố trên chuyên trang trái phiếu doanh nghiệp (https://cbonds.hnx.vn/) của HNX. Tương tự, báo cáo cho các năm 2019, 2021 cũng không được công bố. Điều này có dấu hiệu vi phạm quy định về nghĩa vụ công bố thông tin theo Nghị định 153/2018, Nghị định 81/2020 rồi Nghị định 153/2020 cùng các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Thông tư 122/2020 của Bộ Tài chính quy định nhà phát hành cần công bố mục đích phát hành, lãi suất, cam kết về tài sản đảm bảo, danh sách, cơ cấu trái chủ. Cùng với đó, nhà phát hành phải định kỳ công bố báo cáo tài chính, tình hình thanh toán lãi gốc, và rất quan trọng, là báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu.

Huy Tùng (t/h)

vietinbank
ajinomoto