Chính sách năng lượng của EU có thể làm trầm trọng thêm nạn đói ở châu Phi

11:09 | 28/05/2022

742 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong những tuần gần đây, EU đã nhân rộng các thỏa thuận nhằm đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt cho châu Phi. Một hành động gây nguy hiểm cho các chiến lược hạn chế sự nóng lên toàn cầu và tác động của nó đối với tình hình an ninh lương thực.
Chính sách năng lượng của EU có thể làm trầm trọng thêm nạn đói ở châu Phi

Trong một tuyên bố tại Abuja vào tuần trước, một số tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại châu Phi đã bày tỏ mối quan ngại của họ về chiến lược năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) nhằm thay thế một số nguồn cung cấp từ Nga bằng khí đốt của châu Phi. Một chính sách được coi là nguy hiểm, ở chỗ nó có nguy cơ cản trở việc đạt được các mục tiêu khí hậu toàn cầu trong khi cuộc khủng hoảng lương thực vốn đã rất nghiêm trọng ở châu Phi.

Landry Ninteretse, thành viên chi nhánh châu Phi của Tổ chức phi chính phủ Mỹ 350.Org, cho biết: “Sẽ không khôn ngoan nếu Liên minh châu Âu yêu cầu tiếp cận nhiều nguồn khí đốt hơn ở châu Phi để giảm bớt tình trạng nghiện nhiên liệu hóa thạch”.

Ngay từ trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine, nhu cầu mạnh mẽ từ sự phục hồi kinh tế hậu Covid đã gây ra nhiều áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Nguồn cung thực phẩm và các sản phẩm khác phải vật lộn để theo kịp nhu cầu do chi phí hậu cần và vận tải biển cao. Một số vụ gián đoạn thu hoạch cũng đã được ghi nhận do điều kiện thời tiết xấu, gây áp lực mạnh lên giá lương thực.

Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bắt đầu, vốn chứng kiến ​​giá lúa mì và dầu diesel tăng cao, do dầu diesel được sử dụng để cơ giới hóa nông nghiệp ở một số vùng của lục địa này.

Đối với Giám đốc Tổ chức Health of Mother Earth và Oilwatch Africa, Tiến sĩ Nnimmo Bassey, “đã đến lúc năng lượng tái tạo là trọng tâm của các chính sách năng lượng toàn cầu. Ukraine là một hồi chuông cảnh tỉnh cho châu Âu. Lục địa này, giống như một kẻ nghiện ma túy, đang chuyển sang châu Phi với mục đích đơn giản là một cuộc tìm kiếm nguồn tài nguyên thay thế một cách liều lĩnh, cố chấp, mù ​​quáng và thực dân nhằm kiếm lợi cho mình bất chấp lợi ích của các dân tộc châu Phi và toàn bộ hành tinh”.

Ý kiến này cũng được chia sẻ bởi nhà hoạt động Nick Bryer, người đã chỉ ra rằng việc thực hiện chính sách như vậy là trái với các mục tiêu toàn cầu nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính, thông qua đầu tư lớn vào năng lượng tái tạo.

Đối với Collin Rees, giám đốc tổ chức phi chính phủ Oil Change International, EU nên làm việc để thúc đẩy việc sử dụng quy mô lớn các nguồn năng lượng sạch và tái tạo không chỉ ở Lục địa già mà còn trên toàn thế giới. Một cơ hội để EU đóng một vai trò hàng đầu trong hệ sinh thái toàn cầu nhằm giải quyết tình trạng khẩn cấp về khí hậu và năng lượng toàn cầu. “Bất kỳ thái độ nào khác sẽ được coi là tội phạm có chủ ý về khí hậu và sinh thái”, Nnimmo Bassey nhấn mạnh.

Ấn Độ công bố kế hoạch phát triển hydro xanhẤn Độ công bố kế hoạch phát triển hydro xanh
Nhiều thay đổi trong chính sách về dầu khí dưới thời Tổng thống Mỹ thứ 46Nhiều thay đổi trong chính sách về dầu khí dưới thời Tổng thống Mỹ thứ 46
Chính sách năng lượng đóng vai trò quan trọng đối với bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tớiChính sách năng lượng đóng vai trò quan trọng đối với bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới

Nh.Thạch

AFP

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc