Ai phát hiện điểm lộ dầu vùng đầm Thị Nại, Quy Nhơn?

14:15 | 14/07/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Điểm lộ dầu ở vùng đầm Thị Nại (Quy Nhơn) được phát hiện vào năm 1920 và năm 1944.
Dân đổ xô đi hút…phễnh, kiếm bạc triệu mỗi ngàyDân đổ xô đi hút…phễnh, kiếm bạc triệu mỗi ngày
Doanh nghiệp lấn trái phép 7.400 m2 đầm Thị NạiDoanh nghiệp lấn trái phép 7.400 m2 đầm Thị Nại
Một góc đầm Thị Nại, Quy Nhơn ngày nay/ https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Một góc đầm Thị Nại, Quy Nhơn ngày nay/ https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Saurin E. mô tả ở làng Hội Lộc, chân phía Tây núi Eo Vược, nơi bờ biển dốc đứng có dầu rỉ loang ra trên bề mặt bùn, cát lấp đầy các khe nứt trong đá granit khi thuỷ triều rút xuống. Dầu thu được khi chưng cất dung dịch màu nâu, nặng có thuộc tính Parafin và chỉ số khúc xạ là 1,425 ở nhiệt độ 28o C. Saurin cho rằng có thể có sự tồn tại dầu trong trầm tích vũng vịnh ở sâu dưới trầm tích hiện đại, và không nghi ngờ gì nó thuộc Neogen, hoặc có thể là phần dưới của Đệ Tứ.

Năm 1944 người Pháp đã tiến hành khoan thăm dò các vùng phía Tây Hội Lộc, Đông Kỳ Sơn thuộc vịnh Quy Nhơn đến độ sâu 40 m, gặp đá móng granit và trên đó là lớp bùn cát biển màu xám, nhưng không phát hiện ra dầu. Năm 1945 người Nhật cũng tiến hành khoan thêm một số giếng nhưng cũng không phát hiện gì thêm.

Đến năm 1957, Saurin trở lại nghiên cứu điểm dầu này gần làng Hội Lộc, bên dưới lớp cát biển 20 cm là lớp bùn cát màu đen, mùi thối có những váng dầu loang trên lớp bùn sapropel phong phú những mảng vụn thực vật (tảo) như là đá mẹ của dầu phân tán, rải rác ở vịnh Quy Nhơn.

Từ những kết quả nghiên cứu mới này, cộng với tài liệu thăm dò năm 1944, năm 1964 Saurin lại có nhận định rằng dầu ở đây không phải từ trầm tích Neogen hay Đệ Tứ cổ, mà chính là lớp bùn sapropel giàu mùn thực vật ở vịnh Quy Nhơn tạo ra.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Ngọc Hà

vietinbank
ajinomoto