Ả Rập Xê-út và UAE đạt được thỏa thuận trong bối cảnh OPEC+ bế tắc

10:00 | 15/07/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã giải quyết tình trạng bế tắc kéo dài gần 2 tuần về mức sản lượng cơ bản bởi một thỏa thuận nhất trí của OPEC+ về nguồn cung dầu.
Lý do nào khiến cuộc đàm phán OPEC+ bế tắc?Lý do nào khiến cuộc đàm phán OPEC+ bế tắc?
UAE nêu quan điểm về việc tăng sản lượng dầu của OPEC+UAE nêu quan điểm về việc tăng sản lượng dầu của OPEC+
Ả Rập Xê-út và UAE đạt được thỏa thuận trong bối cảnh OPEC+ bế tắc
Ả Rập Xê-út và UAE đạt được thỏa thuận. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Theo thỏa hiệp UAE sẽ thấy mức sản xuất cơ bản của mình được nâng lên 3,65 triệu thùng/ngày (bpd) khi hiệp ước hiện tại hết hạn vào tháng 4/2022, theo nguồn tin. Đường cơ sở hiện tại của UAE là khoảng 3,17 triệu thùng/ngày.

Đầu tháng này, UAE đã chặn một thỏa thuận của OPEC+ tăng sản lượng dầu từ tháng 8, khiến bất kỳ thỏa thuận nào đều phụ thuộc vào việc sửa đổi đường cơ sở "thấp không công bằng" của UAE từ năm 2018. UAE đã nhấn mạnh vào một đường cơ sở cao hơn để tính hạn ngạch của mình, vì năm 2018 con số không phản ánh năng lực sản xuất mở rộng của đất nước. UAE có tham vọng nâng công suất sản xuất dầu của mình lên 5 triệu thùng/ngày vào năm 2030, từ khoảng 4 triệu thùng/ngày như hiện nay.

Bất chấp hòa giải, tham vấn và các cuộc đàm phán bên lề vào cuối tuần đầu tiên của tháng 7, sau 2 ngày không có kết quả của cuộc họp, OPEC+ đã thất bại lần thứ 3 vào ngày 5/7, hoãn cuộc họp OPEC+ và cho biết họ vẫn chưa quyết định khi nào cuộc họp tiếp theo sẽ được tổ chức.

Sau khi tin tức về thỏa thuận đạt được, giá dầu giao dịch đã giảm nhẹ vào đầu hôm 14/7 trước báo cáo hàng tuần của EIA.

Một thỏa hiệp giữa hai trong số các thành viên quan trọng của OPEC, Ả Rập Xê-út và UAE, và trong nhóm OPEC+ có nghĩa là liên minh có thể tiến tới bổ sung thêm nguồn cung dầu từ tháng 8 đến tháng 12 năm nay, để đáp ứng nhu cầu dầu toàn cầu phục hồi và ngăn chặn thị trường siết chặt và giá dầu cao có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn

Bảo Vy