156 doanh nghiệp được Bộ NN-PTNT đăng ký cho xuất khẩu sang Trung Quốc

09:28 | 08/11/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam) cho biết, Bộ NN-PTNT đã đăng ký cho 156 doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc.
Bộ NN&PTNT đề nghị TP Hà Nội hỗ trợ cho các tài xế vận chuyển nông sảnBộ NN&PTNT đề nghị TP Hà Nội hỗ trợ cho các tài xế vận chuyển nông sản
Bộ NN&PTNT: Triển khai thí điểm chương trình túi an sinh combo nông sản tại TP HCMBộ NN&PTNT: Triển khai thí điểm chương trình túi an sinh combo nông sản tại TP HCM

Theo thống kê, số doanh nghiệp này chủ yếu được đăng ký qua Cục Bảo vệ thực vật. Nguyên do bởi sản phẩm của họ nằm trong 14 nhóm gồm: ruột (lòng); sản phẩm ong; trứng và chế phẩm từ trứng; dầu ăn và dầu; bột mỳ nhồi; ngũ cốc ăn được; chế phẩm ngũ cốc công nghiệp và mạch nha; rau tươi và rau khử nước; đậu khô; gia vị; các loại hạt và hạt giống; quả khô; hạt ca cao và hạt cà phê chưa rang; thực phẩm ăn kiêng đặc thù và thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

156 doanh nghiệp được Bộ NN-PTNT đăng ký cho xuất khẩu sang Trung Quốc
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Với Cục Thú y và Cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản & Thủy sản, do sản phẩm đa số thuộc 4 nhóm là: thịt, chế phấm thịt; thủy sản, sữa; tổ yến và chế phẩm từ tổ yến, nên đăng ký của doanh nghiệp hầu hết đều tiếp tục có hiệu lực.

156 doanh nghiệp được đăng ký sớm đợt này, sẽ hưởng ưu đãi về thủ tục. Cụ thể, doanh nghiệp chỉ cần 3 giấy tờ gồm: giấy đăng ký kinh doanh, chứng nhận an toàn thực phẩm, và bản cam kết. Nhóm doanh nghiệp sẽ được giãn thời hạn hoàn thiện hồ sơ tới tháng 6/2023, thay vì phải thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định tại Điều 8 của Lệnh 248 khi đăng ký sau ngày 1/11.

Trước đó, Bộ NN-PTNT cùng các đơn vị trực thuộc đã chủ động nghiên cứu, cung cấp thông tin tới các doanh nghiệp, hiệp hội và chính quyền địa phương trên cả nước về các quy định mới của thị trường Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT, với cơ quan đầu mối thông tin là Văn phòng SPS Việt Nam, cũng tích cực trao đổi, đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc sớm cung cấp hướng dẫn quy trình triển khai cụ thể Lệnh 248, 249, giúp doanh nghiệp sớm có mã số xuất khẩu để in lên bao bì đóng gói, theo quy định trong Lệnh 249.

Với những biện pháp chủ động, khẩn trương và tích cực, các đơn vị của Bộ NN-PTNT đã tổng hợp và gửi tới Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông qua trao đổi trực tiếp và đường ngoại giao danh sách 156 doanh nghiệp sản xuất thực phẩm thuộc thẩm quyền phụ trách.

Thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương, Bộ Y tế và một số cơ quan liên quan phổ biến tới địa phương, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp để thích ứng với những quy định tại Lệnh 248, 249 của Trung Quốc.

Được biết, vào tháng 4/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành Lệnh 248 về "Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu", và Lệnh 249 về "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu". Hai lệnh này có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Những doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Việt Nam, muốn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, bắt buộc tuân thủ những quy định mới.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Huy Tùng (t/h)

vietinbank
ajinomoto